Các loại bệnh trên rau chân vịt thủy canh là những loại bệnh thường biểu hiện trên thân và lá nên người trồng có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường. Mặc dù rau chân vịt được trồng bằng phương pháp này thì các loại bệnh sẽ ít khi gặp hơn so với phương pháp thổ canh tuy nhiên nhận biết đặc điểm, cách phòng ngừa và chữa trị các loại bệnh ngay từ đầu là điều rất cần thiết.
1. Đặc điểm chung của rau chân vịt
Rau chân vịt còn có các tên gọi khác là rau bina hay cải bó xôi, rau có hoa và thuộc họ Dền. Rau chân vịt là loại rau rất tốt cho sức khỏe con người bởi rau chứa nhiều vitamin thiết yếu giúp cơ thể chống bệnh ung thư, viêm, hạn chế bệnh béo phì, bảo vệ mắt và chắc xương. Vì vậy, nhiều người rất ưa chuộng món rau này.
Để có được nguồn rau chân vịt tươi ngon và sạch, nhiều người chọn cách trồng tại nhà thay vì mua từ bên ngoài. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng rau chân vịt thủy canh cần có nhiều điểm đáng lưu ý.
Về nhiệt độ: rau chân vịt ưa khí hậu mát lạnh, có thể chịu được rét và không chịu nóng. Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng tốt là 18 – 20 độ C, cây có thể sống được với nhiệt độ -10 độ C.
Về ánh sáng: cây cần ánh sáng vừa phải, tránh ánh sáng quá mạnh sẽ không có lợi cho cây.
>>Xem thêm: Cách ngăn ngừa, năng cao năng suất trồng rau chân vịt bằng mô hình trồng rau thủy canh aquaponics
2. Các loại bệnh trên rau chân vịt thủy canh
Các loại bệnh trên rau chân vịt thủy canh thường là các loại nấm, phổ biến là các dạng như sau:
a) Bệnh thối cổ rễ
Đây là loại bệnh thường gặp nhất trong các loại bệnh trên rau chân vịt thủy canh.
-
Nguyên nhân: chủ yếu là do cây không được cung cấp đủ lượng nước, gốc không được chìm hoàn toàn vào nước làm cổ rễ của cây bị khô, chỉ bám hơi nước lâu rồi bị thối nhũn.
-
Biểu hiện: cây bị héo lá, thân cây èo uột và nhỏ bé hơn các cây khác. Khi đó, ta quan sát rễ của cây sẽ thấy thối, rễ rửa ra vì vậy cây không được hấp thụ các chất dinh dưỡng.
-
Chữa trị: đối với cây mới thối 1 phần rễ có thể tiếp tục chăm sóc và điều chỉnh lượng nước càng sớm càng tốt; một khi cổ rễ đã thối hoàn toàn nên nhổ bỏ ngay và vệ sinh phần rọ ở vị trí này.
b) Bệnh cháy lá, đốm lá
-
Nguyên nhân: do ánh nắng quá gắt là lá rau non bị cháy xém hoặc do rau bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết.
-
Biểu hiện: lá rau bị cháy xém phần ngoài rìa, màu úa vàng hoặc nhiều đốm trắng, vàng, nâu trên phiến lá.
-
Cách phòng tránh: nếu trồng vào mùa hè nên trang bị thêm lưới lan phủ lên trên mái kết hợp thường xuyên kiểm tra nồng độ chất dinh dưỡng trong nước.
c) Bệnh thối bẹ
-
Nguyên nhân: chính là do rau đang bị thừa chất dinh dưỡng nên không giữ được độ cứng cáp của bẹ.
-
Biểu hiện: bẹ cây bị thối, bẹ trong thì nhũn, khi động tay vào các bẹ dễ bị gãy dập.
-
Chữa trị: xác định nồng độ dinh dưỡng trong nước ngay lập tức và điều chỉnh kịp thời.
Xem ngay: Bạn chưa biết? >> Nên sử dụng dung dịch trồng rau thủy canh nào tốt cho rau chân vịt
>>> Xem chi tiết: Cách làm thuốc trừ sâu sinh học <<<
Các loại bệnh trên rau chân vịt thủy canh rất ít khi mắc phải nhưng không thể không xảy ra. Vì vậy, nếu bạn có kế hoạch trồng rau thủy canh này tại nhà thì bạn nên lưu ý các kỹ thuật phòng tránh các loại bệnh trên.
Hydroworks là nhà phân phối thiết bị vật tư trồng rau thủy canh hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp dụng cụ trồng rau thủy canh như Rọ nhựa trồng thủy canh, Bít Máng dưa lưới, Bít Thoát Máng Cá Mập, Ống Thủy Canh Hydroworks, Ống Thủy Canh Chữ Nhật, Giá Đỡ Ống Thủy Canh,.. Và tư vấn tận tình các kỹ thuật trồng rau thủy canh hiệu quả, hãy liên hệ hotline: 0981250725, Email: thietbithuycanh.vn@gmail.com hoặc Website: https://www.thietbithuycanh.vn/