Kinh nghiệm trồng rau

Các loại sâu rau ăn lá, cách phòng tránh và loại trừ

4.4/5 - (29 bình chọn)

Rau là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang lại những lợi ích nổi bật cho sức khỏe của con người.

Nhưng đồng thời rau cũng là thức ăn của rất nhiều loài động vật trong đó có sâu và những vi sinh vật gây hại.

Để bạn có phương án phòng tránh sao cho hợp lý, Hydro Works sẽ tổng hợp các loại sâu rau ăn lá, các loại sâu bệnh hại rau trong bài viết sau đây .

1. Sâu khoang – Sâu ăn tạp

Tên khoa học: Spodoptera litura
Họ: Noctuidae
Bộ: Lepidoptera

Đây là loài sâu ăn tạp, chúng không chỉ phá hoạt cây dại mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến nhiều loại cây trồng khác.

Loài sâu này thường được thấy ở bắp cải, khoai tây, rau muống, khoai lang, khoai sọ, cà.

Chúng hay đẻ trứng thành từ ổ trên lá, bên ngoài phủ bằng lớp lông mịn. Sâu non lúc nhỏ thường sống thành từng đám nhưng sau sẽ phân tán đi khắp nơi. Vòng đời của sâu non là từ 22 – 30 ngày.

Khi sâu non được 6 tuổi, màu của sâu sẽ thay đổi từ xanh lục đến nâu vàng. Sâu đẫy sức thường có màu xám hoặc đen sẫm và có chiều dài khoảng 38 – 50mm.

Nhộng màng thường có hình ống dài 17 – 20mm và mang màu nâu và màu cánh gián cùng rất nhiều vân ở bên trên.

Sâu thường phá hại rất mạnh vào khoảng tháng 5 – 6. Bạn có thể phòng tránh bằng cách sử dụng thuốc Decis, Sherpa theo chỉ dẫn và sử dụng chế phẩm NPV và BT. (1)

2. Sâu tơ

  • Tên khoa học: Plutella xylostella
  • Bộ: Bộ Cánh vẩy
  • Cấp độ: Loài
  • Bộ (ordo): Lepidoptera
  • Họ (familia): Plutellidae
  • Loài (species): P. xylostella

Sâu tơ được biết đến là một loại sâu bệnh hại cây trồng thường gặp nhất. Đặc điểm của loại sâu này là rất thích ăn lá, nhất là phần mặt dưới của lá.

Chúng cũng gây ra khô hạn vào mùa đông.

Do chúng chỉ ăn phần dưới của lá nên bạn rất khó có thể phát hiện cây đang có sâu. Vì thế bạn nên thường xuyên kiểm tra phần dưới để có phương án khắc phục kịp thời.

Tránh kiểm tra sơ sài khiến sâu phá hoạt đến mức không thể cứu vãn được.

Khi phát hiện rau có những con sâu tơ, bạn cần kịp thời tìm cách khắc phục nhằm tiêu diệt sâu một cách nhanh chóng nhất. Để bảo vệ cho rau bạn có thể sử dụng thuốc sâu (Kuraba, Bicocin…) hoặc chế phẩm vi sinh… Những chú sâu phá hoạt sẽ nhanh chonhs biến mất. (2)

3. Sâu xám

  • Tên khoa học: Agrotis ipsilon Rott
  • Họ Ngài đêm (Noctuidae)
  • Bộ Cánh vảy (Lepidoptera).
Loài sâu xám

Sâu xám là loài sâu đa thực, có thể phá hại hàng loạt loại cây trồng như: ngô, đậu, lạc, cà chua và các loại cây họ bầu bí…

Trong số các loài sâu bệnh thì sâu xám có sự phân bố rộng rãi nhất. Chúng sống được ở cả những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Loài sâu họ Noctuidae này có khả năng phá hoại hoa màu, rau, lương thực.

Vòng đời của chúng thường trải qua 4 giai đoạn cơ bản là: bướm, trứng, sâu non và nhộng.

Trong đó bướm thường có màu nâu tối hay tro xám dài khoảng 16 – 23mm. Còn trứng của sâu có hình bán cầu, lúc mới đẻ màu trắng sữa rồi sau chuyển dần sang màu hồng hoặc tím.

Sâu non thường mang màu xám tối hoặc đen bóng, sâu có 6 tuổi khác nhau kéo dài trong khoảng 22 – 53 ngày tùy thuộc nhiệt độ. Tuổi 1 – 2 chúng sẽ gặm những biểu bì và ăn thủng các lá, 3 tuổi chúng sẽ có thể cắn đứt được thân cây con.

Ở Việt Nam chúng thường xuất hiện ở những tỉnh phía Bắc đến Thừa Thiên Huế. Thời gian mà chúng hoạt động mạnh mẽ nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Bạn có thể phòng tránh bằng cách diệt bướm nhờ bả chua ngọt đầu vụ gieo. Hay bạn có thể làm đất ải và diệt sạch cỏ trong ruộng. (3)

4. Sâu xanh ăn lá

Tên khoa học: Diaphania indica

Các loại sâu bệnh hại cây trồng – Sâu xanh ăn lá

Loài sâu xanh ăn lá thường gây hại cho những loại cây như rau muống, cà, ớt, đậu đỗ thuộc họ Noctuidae. Vòng đời của sâu là từ 35 – 70 ngày còn phù thuộc vào nhiệt độ như thế nào, thời gian sâu non là khoảng 15 – 22 ngày.

Trong khi đó, sâu non đẫy sức dài 36 – 45mm, quá trình phát triển sâu từ màu xanh nhạt đến nâu vàng, hồng hay nâu xám. Màu sắc của sâu cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thức ăn.

Ngài của loài sâu này mang màu nâu vàng, trứng màu ngọc trai và có hình bán cầu.

Thông thường chúng sẽ đục vào phần nụ và quả non rồi ăn rỗng ở bên trong làm quả non, nụ rụng xuống. Thêm nữa, loại sâu này có khả năng phá hoạt quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa xuân và đầu hè.

Bạn có thể phòng trừ sâu bằng biện pháp tổng hợp như: bố trí các loại rau trồng sao cho thích hợp, tốt nhất nên luân canh cùng với lúa nước. Hoặc bạn cũng có thể dùng thuốc hóa học Sherpa, Decis, Diazino, chế phẩm BT và NPV để trị sâu. (4)

5. Sâu vẽ bùa

  • Tên khoa học: Phyllocnistic citrella
  • Họ: Gracillariidae
  • Bộ: Lepidoptera
Sâu vẽ bùa

Loài sâu vẽ bùa này thuộc họ Phyllonistidae và chỉ có vòng đời khoảng từ  14 – 32 ngày và thời gian trứng 2 – 4 ngày, sâu non 5-10 ngày, nhộng 6-18 ngày.

Khi bọ trường thành sẽ thay đổi thành một một chú bướm nhỏ dài 2mm mang màu trắng bạc. ban ngày chúng thường đậu ở dưới những mặt lá, xẩm tối chúng mới bắt đầu hoạt động.

Sâu mới nở sẽ đục hết những lớp biểu bì lá để hút hết dịch ở bên trong tạo thành một đường ngoằn ngoèo ở trên lá. Sau đó lá cây sẽ bị cuốn lại và không còn khả năng quang hợp được nữa.

Qua những đường này cây sẽ bị nhiễm bệnh loét, không lâu sau thì lá rụng. Sâu thường phá hoại mạnh mẽ nhất là vào khoảng tháng 7, 8, 9.. Bạn có thể sử dụng Sherpa 25 EC 0,1% hoặc Decis 2,5 EC (0,3 – 0,4 lít/ha) để khắc phục tình tình. (5)

6. Một số cách phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại

6.1. Thu hút thiên địch có lợi

Hãy nhớ rằng, không phải tất cả các loại côn trùng là xấu.

Nhiều loại côn trùng thực sự giúp cây phát triển bằng cách thụ phấn, phân hủy chất thải và nuốt chửng sâu bệnh.

Bí quyết là phải biết được loại bọ nào có lợi cho cây của bạn và loại nào có thể trở thành vấn đề.

Nói chung, giữ cho khu vườn càng đa dạng càng tốt và khuyến khích nở hoa quanh năm để thu hút các loại côn trùng có ích khác nhau.

Các loài cây sau đây đặc biệt hấp dẫn đối với các loài thiên địch, giúp giảm bớt sâu hại cho cây rau của bạn;

  • Cây hoa bản địa, đặc biệt là những loại hoa họ cúc
  • Cây cúc ngải
  • Thì là
  • Cây bạc hà
  • Cà rốt
  • Cúc vạn thọ
  • Rau mùi tây

6.2. Trồng rau thủy canh trong nhà màng, nhà kính

Nhà kính và nhà màng có tác dụng che chắn gió, bụi và ngăn một số loại côn trùng tấn công cây trồng của bạn.

Đặc biệt khi bạn kết hợp nhà kính, nhà màng vào mô hình thủy canh ( trồng rau không cần đất ) thì tỷ lệ sâu bệnh lại càng giảm xuống. Tại vì không có đất nên các loại sâu hại ít phát triển được.

>>> Nếu bạn chưa biết thủy canh là gì có thể xem TẠI ĐÂY <<<

Còn mô hình nhà kính bạn có thể xem:

6.3. Sử dụng hóa chất

Nếu vẫn thất bại, có lẽ đã đến lúc thử một loại thuốc trừ sâu hữu cơ. Chỉ sử dụng các hóa chất được USDA phê duyệt để người trồng hữu cơ sử dụng và sử dụng chúng một cách có chọn lọc.

Trước tiên hãy bắt đầu với biện pháp khắc phục ít độc hại và cụ thể nhất và áp dụng vào buổi tối khi ong ít hoạt động nhất.

  • Không độc hại
    • Bacillus thuringiensis
    • Tỏi
    • Đất sét lanh
    • Gluten ngô
    • A xít Gibberellic
  • Độc hại vừa phải
    • Axit boric
    • Neem
    • Ryania
    • Chất bổ trợ
    • Giấm làm vườn
    • Đồng
    • Lưu huỳnh vôi và lưu huỳnh
  • Chất độc có nồng độ cao
    • Diatomaceous
    • Pyrethrins
    • Rotenone
    • Sabadilla
    • Spinosad
    • Đồng sunfat

7. Sự khác biệt giữa sâu hại và bệnh cây là gì?

sâu xanh ăn lá
Sâu hại Bệnh sinh học
  • Sự xuất hiện đột ngột và của những sinh vật sống gây thiệt hại cho quần thể động vật hoặc thực vật.
  • Tuyến trùng (giun), động vật thân mềm (ốc sên và sên), Côn trùng và loài gặm nhấm (chuột).

  • Dễ diệt trừ

  • Những thiệt hại do sâu bệnh gây ra trong cây có thể là:

    • Cây héo.
    • Vết bẩn trên lá (vàng, nâu hoặc đen).
    • Lá rụng
    • Đục lỗ trên lá
    • Lá khô.
  • Là sự thay đổi về sinh lý hoặc hình thái của thực vật được tạo ra bởi tác động của các tác nhân sinh học hoặc phi sinh học. Chúng được sinh sản hữu tính và / hoặc vô tính bằng bào tử và hạt theo loại sinh vật.
  • Bệnh sinh học hoặc ký sinh trùng là do nấm, vi khuẩn và virus. Do điều kiện khí hậu, sự thiếu hụt trong việc cung cấp chất dinh dưỡng, sự hiện diện của các phân tử gây bệnh, độc tính hóa học do thuốc trừ sâu
  • Bệnh khó phát hiện và điều trị hơn
  • Triệu chứng bệnh cây:
    • Cành cây sưng bất thường
    • Mất độ cứng của thân cây.
    • Một khu vực cây bị chết.
    • Không có khả năng phát triển hoặc phát triển bất thường.
    • Sự biến dạng của các nhánh cây
    • Vết bẩn trên lá hoặc quả.
    • Màu không đồng đều trong tán lá.
    • Thay đổi trong cấu trúc hoa hoặc lá.

Xem thêm:

Trên đây là tổng hợp các loại sâu rau ăn lá thường gặp mà Hydro Works muốn chia sẻ đến cho bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa và tiêu diệt sâu cho cây trồng nhà mình. Chúc bạn có được một vườn rau xanh, sạch và luôn luôn tươi tốt.


Tài liệu tham khảo:

  • Attracting Beneficial Insects (1)
  • Getting Rid of Garden Pests (2)
  • 10 Worst Garden Insect Pests and How to Get Rid of Bugs on Plants (3)
Share
Trần Nguyên Vương

Một kỹ sư thiết kế có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thủy canh. Anh mong muốn phát triển nền nông nghiệp xanh sạch vì sức khỏe cộng đồng Việt Nam.

Bài viết mới đây

  • Dự án nổi bật

TRANG TRẠI TRỒNG RAU MÁ THỦY CANH

Hoàng Long Farm - Trang trại trồng Rau má theo phương pháp thủy canh đầu…

11 tháng ago
  • Dự án nổi bật

Trang Trại Thủy Canh 1.536m2 – TP. Thử Đức

Trang Trại Thủy Canh 1.536m2 - TP. Thử Đức   Mô hình với tổng diện…

11 tháng ago
  • Dự án nổi bật

Hydroworks Đồng Hành Cùng Trang Trại 3F Family Tìm Hiểu Kỹ Hơn Về Cách Trồng Rau Thủy Canh

Để một dự án Trang trại thủy canh thành công ngoài các yếu tố về…

11 tháng ago
  • Dự án nổi bật

Trang Trại Trồng Rau Thủy 3F Family Farm – Nông Trại Sạch GlobalGap

GIỚI THIỆU VỀ KHÁCH 3F Family Farm - Nông Trại Sạch GlobalGap là trang trại…

11 tháng ago
  • Tin tức

Hướng dẫn 5 cách trị rệp trên rau một cách nhanh chóng nhất

Bạn đang đau đầu không biết làm thế nào để có thể tiêu diệt hết…

2 năm ago
  • Tin tức

Cách trồng và chăm sóc giống cây cà chua đen đúng cách

Cà chua đen có màu sắc và mùi vị rất khác biệt so với loại…

2 năm ago